Đôi nét về chó Poodle, cách chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện

Chó Poodle là một trong những giống chó cảnh nhỏ hiện đang rất được yêu thích với giới trẻ hiện nay. Đây là giống chó với vẻ ngoài xinh xắn và đáng yêu. Không những thế giống chó này là loại rất dễ nuôi và dễ chăm sóc. Nhưng để có thể nuôi và chăm sóc chúng tốt thì bạn cũng phải có một chút kiến thức và am hiểu rõ về giống chó này.
Tham khảo thêm khóa huấn luyện chó Poodle có tại Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức
Xem thêm: Cách phân biệt giữa chó Husky và chó Alaska đơn giản

Đôi nét về chó Poodle, cách chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện

Nguồn gốc xuất xứ của chó Poodle

Tổ tiên của giống chó Poodle có thể là chó lông xoăn ở vùng Trung Á. Tuy nhiên, không thể chắc chắn, khi tại Hungary, Pháp và Nga thời đó cũng xuất hiện khá nhiều những giống chó lông xoăn như thế. Do đó, tổ tiên của giống chó poodle vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời cụ thể.
Chó Poodle đã có từ lâu đời. Vào 400 năm trước, chúng là giống chó được nuôi phổ biến nhất ở Tây Âu thời bấy giờ. Ngày nay, chó Poodle đã trở thành giống chó cảnh được ưa thích trên toàn Thế Giới. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Chó “Puddle” đứng thứ 9 trong danh sách các giống chó được yêu thích nhất bởi Hiệp hội chó Hoa Kỳ –  AKC đánh giá.

Ngoại hình của chó Poodle

Chó Poodle có kích cỡ thân hình thuộc vào loại trung bình, không quá to cũng không quá nhỏ so với các loại chó cảnh khác. Poodle có chiều dài cơ thể gần bằng chiều cao tính từ bả vai trở xuống.
Đặc điểm nổi bật nhất của chó Poodle là lớp lông xoăn và bông xù, phủ toàn bộ cơ thể từ đầu xuống đến chân. Màu lông chó Poodle rất đa dạng như: mơ vàng, nâu sữa, socola, cà phê, trắng tuyết, …
Lông của Poodle cũng khá đặc biệt khi chúng có cơ chế mọc như tóc người. Tức là để càng lâu thì càng mọc dài. Tỉa bớt thì sau đó lại tiếp tục mọc. Trong khi lông của các giống chó cảnh khác thì chỉ mọc đến một mức tối đa nào đó rồi dừng lại và rụng. Lông của chó Poodle cũng không hay rụng và thay theo mùa như các giống chó khác.
Tai chó Poodle to, dài và phẳng. Lông tai có dạng xoăn, dài. Tai chó Poodle thường trong trạng thái rủ xuống hai bên má. Chân trước và chân sau có chiều dài cân đối so với chiều cao cơ thể. Chó Poodle có da đa sắc tố. Màu da thường sẽ trùng với màu lông.
Chó Poodle có bàn chân nhỏ, hình oval. Phần bắp đùi và mông có cơ săn chắc, khá đẹp. Mông tròn, không xệ, đuôi luôn trong trạng thái thẳng đứng, hướng lên cao. Chó Poodle di chuyển khá nhẹ nhàng và thanh thoát, có cảm giác chúng luôn nhún nhảy trong mỗi bước đi.
Đôi nét về chó Poodle, cách chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện

Đặc điểm tính cách của chó Poodle

Thông minh và trung thành

Nếu đã tìm hiểu qua về chó săn vịt Poodle, bạn sẽ biết Poodle được xếp hạng cùng với Border Collie và Alaska là 3 giống chó thông minh nhất Thế Giới. Chó poodle là một học sinh xuất sắc, khá dễ dàng trong việc huấn luyện, do chúng tiếp thu và học hỏi rất nhanh.
Trái ngược với thân hình thon gọn, chó Poodle sủa nhiều và khá to. Khi thấy người lạ, chúng sẽ sủa dai dẳng nếu không có sự nhắc nhở của chủ. Tiếng sủa của chúng có thể khiến bạn cảm thấy hơi phiền vì nó khá chói tai.
Poodle là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn mua một chú chó biết trung thành với chủ nhân. Nếu nuôi Poodle từ nhỏ, chúng sẽ coi bạn là chủ nhân duy nhất, luôn quấn quýt và chạy theo bạn khắp mọi nơi.

Tinh nghịch và đáng yêu

Chó poodel thích được nô đùa, chạy nhảy mỗi ngày. Bạn nên dắt chúng ra ngoài mỗi khi có thời gian, hạn chế giữ Poodle trong nhà quá lâu. Chúng dễ trở nên cáu kỉnh và có biểu hiện không tốt như: cắn phá đồ đạc, sủa nhiều, tính tình bất ổn.
Nếu được yêu chiều và vuốt ve, Poodle sẽ là chú chó vui vẻ, hiền lành và hoạt bát. Nhưng bạn cũng không nên nuông chiều mà không dạy dỗ từ nhỏ, có thể khiến Poodle trở nên khó bảo và phá phách lung tung.

Thân thiện, hòa đồng

Chó  con Poodle được các gia đình chọn nuôi cũng có lẽ bởi tính cách thân thiện, hòa đồng này của chúng. Poodle rất thân thiện với trẻ em, có thể chơi đùa cùng những đứa trẻ mỗi ngày. Đối với các con vật nuôi khác, chúng thể hiện rõ sự hòa đồng, không vô cớ gây sự. Poodle cũng không cắn người. Đối với người lạ, chúng hay dùng cách sủa và gầm gừ để đưa ra lời nhắc nhở.
Đôi nét về chó Poodle, cách chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện

Cách chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện chó Poodle

Chăm sóc bộ lông

Đặc tính lông của chó poodle xoăn, dày, không rụng và nhanh dài. Do đó bạn cần phải chú ý nhiều hơn đến quá trình chăm sóc để bộ lông chúng luôn được gọn gàng và sạch sẽ nhất. Lông tai và lông mặt mọc quá dài sẽ che hết phần mặt của chó Poodle, trông chúng không khác gì một cục bông di động.
Bạn tưởng tượng, lông chó Poodle cũng như bộ tóc của bạn nhưng xoăn hơn, dài ra một chút là rất lởm chởm. Bạn nên cắt tỉa lông cho chúng thường xuyên, khoảng 2 tháng một lần, nhất là vào mùa hè. Bạn phải dùng lược có gai mềm để chải hàng ngày, có như thế thì lông Poodle mới không bị rối và có được độ bông xù.
Lông của chó Poodle thường bám nhiều bụi bẩn, bạn nên tắm cho chúng khoảng 2 lần một tuần. Nên dùng các sản phẩm sữa tắm dành riêng cho chó để lông chúng được mềm hơn, mượt hơn. Nếu mùa đông thì nên dùng nước ấm để tắm, tắm xong thì nhớ sấy khô lông cho chó Poodle kẻo chúng bị cảm lạnh.
Chăm sóc một chú chó bông Poodle khó nhất là ở bộ lông. Nếu bạn không có thời gian chăm sóc thì có thể đưa tới các Spa, các cửa hàng chăm sóc thú cưng. Họ sẽ tạo cho chúng những kiểu lông dễ thương nhất. Thông thường thì lông chó Poodle phải trên 1 tuổi thì mới hoàn thiện và dễ tạo kiểu.

Nuôi dưỡng chó Poodle theo chế độ dinh dưỡng

Chó Poodle khá kén ăn. Chúng hay mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Do đó chế độ dinh dưỡng dành cho chúng là điều bạn nên quan tâm hàng đầu trước khi quyết định nuôi một chú poodle, đặc biệt là chó Poodle con.
Không nên cho chó poodle uống quá nhiều sữa. Sữa nên là bữa phụ và một ngày uống 1 lần. Sữa rất tốt nhưng đường ruột của poodle kém, uống nhiều dễ bị đau bụng.
Nước uống phải luôn có sẵn trong khay. Thay nước 3 lần/ ngày, không để tình trạng nước bị bẩn hay bám bụi. Cho chó poodle ăn đúng giờ, chia đều giờ ra cho ăn. Tránh tình trạng bữa thì dồn, bữa thì thưa, không tốt cho hệ tiêu hóa của chúng.
Tuyệt đối không được cho poodle ăn các loại xương cứng, đặc biệt là những chú poodle con. Cá mà cho ăn thì cũng nên gỡ xương, xương cá còn dễ hóc hơn xương lợn. Chó poodle trưởng thành cũng chỉ cho ăn các loại xương mềm như xương sụn, sườn, …
Sau mỗi lần ăn nên rửa sạch khay đựng. Không được để bữa này chồng lên bữa kia. Thức ăn không được nóng quá hoặc lạnh quá. Nội tạng động vật cũng không nên cho chúng ăn quá nhiều.

Huấn luyện chó Poodle nghe lời ngoan ngoãn

Chúng được coi là một trong những giống chó thông minh và dễ dạy dỗ nhất. Huấn luyện chó Poodle dễ dàng và tuyệt đối không nên quá chiều chuộng chúng. Poodle cũng có thể chơi cùng với trẻ em, tuy nhiên từ 5 tuổi trở lên là tốt nhất. Trừ những thứ mà người chủ cấm và không được phép để, những thứ còn lại dễ dàng bị chúng gặm nhắm.
Ngoài ra bạn cũng có thể huấn luyện chúng thực hành các bài tập huấn luyện chó tại nhà đơn giản như đứng 2 chân, ngồi, nằm, giả chết ... Nếu như bạn không có bất cứ kinh nghiệm nào hãy liên hệ đến Hotline: 0965898285 - Huấn luyện viên Phạm Văn Đồng
Bạn cũng có thể tham khảo thêm các khóa học huấn luyện chó cảnh bao gồm chó Poodle tại Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức
Đôi nét về chó Poodle, cách chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện

Các giống chó Poodle được yêu thích hiện nay

Hiện nay, chó Poodle có 3 dòng chính thức được công nhận dựa theo kích cỡ thân hình đó là: Miniature Poodle (nhỏ), Toy Poodle (siêu nhỏ) và Standard Poodle (lớn). Ngoài ra còn có 2 dòng khác không được công nhận đó là: Tiny Poodle và Teacup Poodle.
Hai dòng chó Tiny Poodle và Teacup Poodle là biến thể lỗi của giống chó Poodle, không phải do chủ đích con người muốn tạo ra. Tuy nhiên, chính sự khác lạ đó khiến chúng trở nên được quan tâm và săn đón nhiệt tình hơn các loại Poodle chính thức kia.

Standard Poodle

Dòng lớn nhất trong họ Poodle đó chính là chó Standard Poodle. Chiều cao của chúng khoảng 45-50cm và cân nặng lên đến 35kg, chiều cao không hơn dòng Miniature nhưng cân nặng thì lớn hơn rất nhiều. Ngoài thân hình to lớn thì bộ lông của chúng vẫn giữ được những đặc điểm nổi bật của họ poodle như: lông xoăn xù, mắt nhỏ tròn, mõm dài nhọn, …
Đôi nét về chó Poodle, cách chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện

Miniature Poodle

Chó Mini Poodle có size không nhỏ hơn nhiều so với dòng Standard Poodle, với chiều cao khoảng 25-30cm và cân nặng tối đa 9kg. Cũng giống như Standard, miniature poodle không phổ biến tại Việt Nam nhưng khá được ưa chuộng trên Thế Giới. Chó Poodle Mini hay được nuôi dưỡng và huấn luyện để làm xiếc thú do đặc tính thông minh của chúng. Nhất là tại các nước Tây Âu và đặc biệt là Pháp.
Đôi nét về chó Poodle, cách chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện

Toy Poodle

Toy Poodle có size lớn hơn Tiny Poodle một chút với chiều cao khoảng 25cm và cân nặng từ 4-5kg. Sức khỏe cũng khá tốt. Chúng được ưa thích một phần vì quá dễ thương, phần còn lại là do kích thước thân hình không to quá, cũng không nhỏ quá. Phù hợp sống trong không gian nhỏ bé như chung cư.
Toy Poodle là dòng Poodle thịnh hành, được nuôi phổ biến nhất trên Thế Giới cũng như tại Việt nam. Đã có thời điểm chúng tạo nên cơn sốt, khi những người nuôi chó cảnh chuyển đổi sang nuôi Toy poodle.
Đôi nét về chó Poodle, cách chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện

Tiny Poodle

Tiny Poodle có thân hình siêu bé, chỉ to hơn Teacup một chút với chiều cao < 20cm, cân nặng không quá 3,5kg. Tiny Poodle xinh xắn và đáng yêu không kém Teacup, nhưng sức khỏe tốt hơn nhiều. Do đó, chúng được người nuôi ưa chuộng và độ phổ biến cũng cao hơn.
Ngoài thân hình nhỏ bé, bạn cũng có thể nhận ra Tiny Poodle vì chúng có đôi tai dài hơn những người anh em kia. Tiny poodle tuy nhỏ nhưng vẫn cực kì thông minh và có những tính cách đặc trưng của dòng chó poodle.

Đôi nét về chó Poodle, cách chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện

Các bệnh chó Poodle thường hay gặp

Chó Poodle thường hay mắc phải các bệnh về đường hô hấp và đường ruột. Đặc biệt là dòng size nhỏ như Tiny Poodle và TeaCup Poodle. Do đó, bạn cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng và nhiệt độ môi trường xung quanh khi nuôi dưỡng chó poodle.
Bộ lông của chó Poodle dài và rậm rạp. Nếu bạn không cắt tỉa gọn gàng và vệ sinh cho thường xuyên, chúng dễ bị mắc các bệnh liên quan đến da như: ghẻ, bọ chét, da xuất hiện vảy gầu, … Bệnh này để lâu sẽ khiến lông của chó Poodle không thể mọc được bình thường. Vẻ đẹp của chó Poodle chính là bộ lông. Bạn nên chú ý nhiều hơn.
Điều đặc biệt bạn cần chú ý để phòng tránh các bệnh nguy hiểm cho những chú cún Poodle là dẫn chúng đi tiêm phòng thường xuyên ở các bệnh viện thú y trên toàn quốc. Nhất là đối với chó dưới 1 tuổi. Bạn có thể lựa chọn tiêm cho chúng mũi 5 trong 1 hoặc 7 trong 1, đồng thời tẩy giun sán định kì mỗi tháng một lần để hệ tiêu hóa chúng khỏe mạnh.

Trung tâm huấn luyện chó Trung Đức

Nhận xét